Thuật toán của tình yêu

Tựa gốc: The Mathematics of Love (2015)

Tác giả: Hannah Fry

Chúng ta có thể tính toán các cơ hội tìm ra đối tượng phù hợp – nhưng không nên quá kén cá chọn canh

Tìm kiếm một tình yêu lãng mạn đôi khi có thể khiến chúng ta cảm thấy chút gì đó vô vọng – như thể ta chẳng có được lợi thế nào. Một trong những chàng trai độc thân có cảm giác nản lòng như thế là nhà toán học Peter Backus. Năm 2010, Backus đã đến mức phải chứng minh rằng có nhiều nền văn minh ngoài hành tinh bậc cao hơn là những cô bạn gái tiềm năng dành cho anh ấy.

Kết luận này dựa trên tính toán từ những câu hỏi sau:

Có bao nhiêu phụ nữ sống gần tôi? Trường hợp của anh ấy là London, với bốn triệu phụ nữ.

Bao nhiêu người ở độ tuổi thích hợp? Câu trả lời là 20%, hay 800.000 phụ nữ.

Bao nhiêu người còn độc thân? Con số là 50%, hay 400.000 phụ nữ.

Bao nhiêu người có bằng đại học? Kết quả là 26%, hay 104.000 phụ nữ.

Bao nhiêu người đủ hấp dẫn? Anh ấy đã tính được con số là 5%, hay 5.200 phụ nữ.

Bao nhiêu người thấy tôi hấp dẫn? Một lần nữa, câu trả lời là 5% hay 260 phụ nữ.

Cuối cùng, bao nhiêu người tôi có thể hòa hợp được? Anh ấy tính ra 10%, hay 26 phụ nữ.

Kết quả là Backus chỉ có cơ hội hẹn hò với 26 phụ nữ. Ngược lại, hiện nay các nhà khoa học ước tính có khoảng 10.000 nền văn minh ngoài hành tinh bậc cao trên dải ngân hà của chúng ta.

Nhưng nếu Backus bớt kén chọn và nới lỏng tiêu chuẩn một chút thì chắc chắn số bạn gái tiềm năng sẽ nhiều hơn. Ví dụ, anh ấy cho rằng sẽ chỉ hòa hợp với một trong mười phụ nữ mà mình gặp. Nhưng nếu anh ấy tăng tỷ lệ này lên 20% cùng với tỷ lệ anh ấy thấy hấp dẫn lên 10%, và tỷ lệ phụ nữ sẽ thấy anh ấy hấp dẫn lên 20% nữa, thì anh ấy sẽ có được một con số lạc quan hơn, với 832 người tiềm năng.

Trong tình yêu, linh hoạt vừa phải về các tiêu chí sẽ mang lại hiệu quả hơn.

May là vì thế, hoặc có lẽ là vì toán học, mà cuối cùng Backus cũng kết hôn vào năm 2014.

Bài dịch gốc tại sachluoc.com